null Mô hình sạ lúa theo cụm

Trang chủ Tin tức

Mô hình sạ lúa theo cụm

Nhằm giúp bà con nông dân có được những giải pháp  thích ứng với những điều kiện khó khăn trong canh tác lúa hiện nay, đồng thời tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Hồng Ngự phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp và Công ty TNHH thương mại dịch vụ Sài gòn Kim Hồng tổ chức Hội thảo trình diễn máy sạ lúa theo cụm vụ Đông Xuân 2022 – 2023. 

Vụ lúa Đông Xuân 2022 – 2023, ông Nguyễn Văn Chiến, xã Bình Thạnh là người tiên phong thực hiện mô hình sạ lúa theo cụm với diện tích 1,9 ha, trồng giống lúa xác nhận OM 18. Ông Chiến cho biết: khi thực hiện mô hình sạ lúa cụm phải chuẩn bị kỷ khâu làm đất phải cho bằng phẳng và bùn nhão, ngoài ra, ngâm giống làm sao là chúng ta ngâm 36 giờ vớt lên, hạt lúa nức nanh thôi thì chúng ta đem đi sạ, tránh trường hợp mà sạ cụm, chúng ta ủ giống chồi dài quá dài, làm cho ảnh hưởng độ rơi khi sạ cụm cũng như mật độ của sạ cụm”, khoảng cách hàng cách hàng 25cm, cụm cách nhau 16cm, với lượng giống 60kg-80kg/hecta. Trước khi xuống giống vụ lúa Đông Xuân này ông Chiến và Trung Tâm dịch vụ nông Nghiệp Thành phố ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Chiến cho biết: Mô hình sạ thưa nên hạt chắc nhiều, không lép hạt, khoảng 1,2 tấn/ 01 công tầm cắt, giá thị trường cũng cao, so với giá thị trường cao hơn 500 đồng/01kg, lúc bán giá lúa thị trường 6.800 đồng/01kg, tôi bán cho Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp Thành phố được 7.300 đồng/01kg nên lợi nhuận nhiều hơn, mùa Đông Xuân trước tôi lợi nhuận khoảng 50 triệu mùa Đông Xuân này tôi lợi nhuận khoảng 80 triệu .

Khi so sánh lợi nhuận mô hình sạ cụm và sạ lan của nông dân, kết quả cho thấy mô hình sạ cụm cho năng suất cao hơn so với năng suất của ruộng ngoài mô hình sạ lan, lợi nhuận trung bình ở ruộng áp dụng phương pháp sạ cụm cao hơn từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng so với các ruộng áp dụng sạ lan. Ngoài ra, thành công của mô hình có thể nói là việc nông dân đã mạnh dạn giảm đáng kể lượng giống gieo sạ. Đồng thời, giúp nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến như áp dụng quy trình 1P5G, sạ thưa… nhằm giảm giá thành sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó giúp nông dân thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hành canh tác theo hướng tích cực, tiếp cận ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Ông Nguyễn Văn Chiến cho biết thêm: Theo mô hình sạ lúa cụm này nó giảm đáng kể chi phí phân bón cho lúa, giảm sâu, bệnh trên lúa mình ít phun xịt, ngược lại cho nâng suất cao. Mùa Hè Thu tới tôi tiếp tục thực hiện mô hình sạ lúa cụm và ký kết với Trung Tâm dịch vụ nông Nghiệp Thành phố ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, để có được lợi nhuậ cao hơn so với bán lúa giá thị trường.

Có thể thấy rằng, kết quả của một vụ mùa, người nông dân tiếp cận, trực tiếp canh tác mô hình đánh giá, cũng đã cho thấy về những hiệu quả mang lại khi kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp vào đồng ruộng, từ khâu chọn giống, quản lý nước, phương pháp sạ cụm đến cách thức bón phân, thực hiện mô hình công nghệ sinh thái và theo dõi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đã giúp bà con nông dân tin tưởng và phấn khởi hơn trước vụ mùa Hè Thu 2023.

Ông Nguyễn Thanh Phong – Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Hồng Ngự cho biết: “Mô hình sạ cụm thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia, mục đích chính là giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nông dân, máy ạ cụm được cải tiến sạ láu mộng, lượng giống giảm gần phân nữa so với sạ lan, kéo theo giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sạ thưa bụi lúa nở to, bông bự, hạt chắc nhiều, từ đó nâng suất lúa cao, người nông dân có lợi nhuận nhiều so với sạ lan truyền thống”.

Từ kết quả mang lại của “Mô hình sạ lúa theo cụm” lồng ghép trong “Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” đã cho thấy rằng để thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân là điều không phải dễ, rất cần sự đồng hành, chủ động của ngành chuyên môn trong tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trình diễn những mô hình hay, cách làm hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế nông dân và điều kiện canh tác tại địa phương, có như vậy, mới góp phần thay đổi sản xuất truyền thống sang mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng, sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu và mang đến sản xuất nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Trần Hào

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ
Đơn vị chủ quản: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồng Ngự
Trụ sở: Khóm An Thạnh A, phường An Lộc, Thành phố Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3563.362